Cách nấu quả bồ hòn làm nước rửa chén bát siêu sạch
29/11/2019Quả chiêu liêu trị ho viêm hong mất tiếng siêu nhạy
27/12/2019Chào bạn
Bạn có yêu thích lối sống xanh, yêu thiên nhiên, muốn bảo về môi trường?
Bạn có muốn tìm hiểu những biện pháp để giảm thiểu hóa chất, có thể ứng dụng ngay vào cuộc sống của gia đình mình không?
Vậy thì bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn cách làm enzym bồ hòn để giặt rửa tự nhiên trong gia đình nhé.
Nó sẽ giúp bạn không cần phải đụng đến nước rửa chén công nghiệp nữa, thậm chí cả bột giặt và nước gội đầu nếu bạn muốn.
Khi đã yêu thích việc sử dụng quả bồ hòn làm nước rửa chén, giặt đồ bạn sẽ háo hức muốn khám phá mọi ngóc ngách công năng của bồ hòn mang lại.
Bạn sẽ thấy nó có nhiều ứng dụng thật tuyệt vời.
Chỉ riêng trong việc giặt rửa, ngoài việc nấu quả bồ hòn như thông thường thì ủ enzym bồ hòn sẽ giúp tiết kiệm thời gian và tiết kiệm bồ hòn hơn.
Vậy thì,
1. Enzym bồ hòn là gì?
Trước khi nói đến enzym bồ hòn Dung muốn chia sẻ bạn một khái niệm khác.
Đó là enzyme rác hay còn gọi là Garbage enzyme do tiến sĩ Rosukon người Thái Lan phát minh ra.
Đây là loại enzyme được cộng đồng yêu thích lối sống “xanh” rất hâm mộ, vì nó góp phần xử lý được nguồn rác thải thành tài nguyên.
Đi sâu vào sẽ có rất nhiều loại enzym rác khác nhau nhằm mục đích phục vụ nông nghiệp, phục vụ đời sống.
Ứng dụng của enzym rác nhằm mục đích lên men tất cả các loại xác bã thực vật thừa thải ra hàng ngày ( rau củ quả thừa, vỏ trái cây..), tận dụng làm phân bón, nước rửa chén, tránh làm ô nhiễm mỗi trường.
Như vậy, với enzym bồ hòn
Thay vì sử dụng các loại thực vật thừa kể trên làm nguồn hữu cơ khi ủ, thì ta dùng quả bồ hòn làm chất hữu cơ chính để ủ làm nước giặt rửa.
Bồ hòn có chất saponin sẽ giúp việc giặt, rửa được sạch sẽ hơn.
2. Công thức ngâm ủ bồ hòn chính xác
Công thức chuẩn là 1:3:10
Tức là 1kg đường (hoặc rỉ mật hay 1l nước mía)+ 3 kg thực vật dư thừa ( như rau củ quả, vỏ trái cây từ bữa ăn thải ra, chưa chế biến, luộc hấp thì được) + 10l nước.
Các loại rác thực vật dư thừa từ bữa ăn gia đình nếu ủ sẽ tạo ra phân bón lỏng sạch cho cây trồng còn muốn làm nước rửa chén giặt đồ phải dùng bồ hòn hoặc vỏ dứa.
Khi chuyển sang bồ hòn ta có thể dùng 3kg bồ hòn tươi, hoặc khô tùy ý.
Các thành phần trên nên đem ủ vào thùng kín có nắp đậy, thể tích nên từ 15l trở lên, mục đích là để chừa khoảng trống từ mặt vật liệu cho tới nắp.
Khi quá trình lên men xảy ra sẽ tạo ra khí gas, nên phải chừa chỗ cho khí thoát. Và cứ 2-3 ngày ta nên mở nắp xả khí gas nếu có.
Thời gian ủ chính thức là 3 tháng
Xem thêm tác dụng của quả bồ hòn
3. Những kinh nghiệm quí giá khi ngâm ủ enzym bồ hòn
– Phải dùng thùng nhựa, có nắp đậy kín vì quá trình ủ vi sinh vật lên men kị khí (tức là không có oxy) tạo ra khí gas, dùng thùng thủy thủy tinh dễ bị bể.
Thùng chứa phải đủ to để khi cho tất cả các vật liệu vào còn khoảng hở tới nắp tầm 10-15 cm.
– Để Enzym bồ hòn có mùi thơm bạn nên cho thêm vào vỏ dứa, vỏ cam, quýt, chanh, sả ủ cùng.
– Để có mùi thơm hơn nữa, khi thời gian ủ enzym kết thúc, chắt phần nước trong là enzym thành phẩm ra xài, bạn có thể cho thêm vài giọt tinh dầu sả chanh vào.
Lưu ý là chỉ cho tinh dầu vào nước enzym đã chắt ra chứ không cho vào thùng ủ.
– Một số người có thể nấu trái bồ hòn lên rồi lấy nước đó ủ enzym nhưng theo kinh nghiệm Dung đã trải qua khi thử cách này thì thấy ít thơm, nước vàng và nhớt. Rửa chén bát thì vẫn sạch thôi nhưng giặt đồ không thích.
– Nước là dung môi để ủ enzym bồ hòn, bạn không nên dùng nước máy có clo. Nếu là nước máy nên để bay hơi 24h.
Tuyệt vời nhất là ngâm bồ hòn với nước vo gạo
Ủ enzym bồ hòn bằng nước vo gạo sẽ khiến quá trình lên men mau hơn, mau hình thành con giấm, khi thành phẩm thêm tinh dầu sả chanh sẽ có hiệu quả rửa chén sạch tinh ngang ngửa các loại nước rửa chén hóa chất mà còn có hương thơm tự nhiên thanh mát.
Nếu ngâm 1 thời gian mở nắp thấy có mùi thum thủm hoặc có dòi là do bạn đậy không kín nắp, lúc này cần cho thêm đường vào đậy kín nắp 1 tháng nó sẽ hết dòi do phản ứng lên men được kích hoạt lại.
Thời gian ủ các loại enzym là 3 tháng, bồ hòn cũng tương tự. Nhưng bạn có thể rút ngắn thời gian thời gian làm enzym bồ hòn bằng cách sau:
– ủ enzym từ vỏ dứa trước ( rất mau tầm 45 ngày là dùng được)
– Lấy enzyme dứa này làm dung môi ủ bồ hòn. Thay vì 10l nước ta thêm 1-2l enzym dứa + nước sẽ rút ngắn thời gian ủ bồ hòn xuống chỉ còn 1-1,5 tháng.
4. Giặt đồ trắng với enzym bồ hòn
Một hạn chế của enzym bồ hòn thông thường là rửa một thời gian có thể gây ố vàng đồ trắng, hoặc quần áo trắng nhưng nếu Enzym bồ hòn ủ bằng nước vo gạo + vỏ dứa sẽ giúp giặt đồ trắng không bị ố màu, ngả vàng
Cách sử dụng enzym bồ hòn
Sau khi kết thúc thời gian ủ, lớp bã sẽ chìm xuống đáy và lớp nước trong ở phía bên trên.
Phần nước trong này chính là enzym bồ hòn thành phẩm.
Bạn hãy chắt lấy phần nước trong này chia vào các chai nhỏ dùng dần.
Rửa chén với enzym bồ hòn.
Pha enzym với nước theo tỉ lệ 1:2. Bạn pha làm sao cho lượng nước nó nhiều nhiều chút xíu đủ nhúng gần ngập hết cái chén hoặc đĩa.
Sau đó cho từng cái vào rửa, nhớ xả nước cho trôi bớt thức ăn thừa sót lại. Nếu dầu mỡ quá nhiều có thể dội qua nước nóng trước khi rửa.
Thường 1 chai 500ml enzym bồ hòn có thể dùng được cả tuần.
Giặt máy với enzym bồ hòn
Dùng 120-150 ml cho mỗi mẻ giặt 3-4kg.
Lau sàn nhà cũng pha loãng vơi nước theo tỉ lệ 1:8 hoặc 1:10
Nước enzym bồ hòn bạn có thể pha loãng để cọ rửa nhà vệ sinh, tưới cây, phun phòng trừ sâu bệnh cho rau, cây ăn trái…
Xem thêm cách sử dụng quả bồ hòn giặt máy
Dùng enzym bồ hòn gội đầu.
Nếu ủ enzym bồ hòn cùng vỏ dứa, cam có mùi rất thơm, bạn có thể pha loãng gội đầu giúp sạch và bóng tóc, rất phfu hợp với tóc có nhiều dầu và gàu.
Tránh ngộ nhận về nước rửa chén.
Khi bạn rửa chén với bồ hòn bạn sẽ thấy ít bọt, đừng nghĩ là không sạch nhé, tráng chén bát vẫn mang lại cảm giác kit kít như nước rửa chén hóa chất thôi.
Chúng ta thường lầm tưởng rằng nhiều bọt mới sạch, thực tế đó chỉ là cảm giác đánh lừa mà thôi, sạch hay không là do các chất có khả năng tẩy rửa ở bên trong.
Với bồ hòn là saponin, chất tẩy rửa tự nhiên, với nước rửa chén, bột giặt hóa học là các hóa chất tổng hợp.
Kết lại
Trên đây là cách ủ enzyme bồ hòn được chia sẻ rộng rãi trên mạng từ lâu. Dung cũng đã áp dụng và trải nghiệm một thời gian đủ dài để đúc kết lại chia sẻ kinh nghiệm của mình với bồ hòn.
Mến chúc các Chị làm enzym bồ hòn thành công để có thể thay thế hoàn toàn nước giặt rửa trong gia đình, góp phần bảo vệ môi trường và an toàn cho sức khỏe.
Enzym bồ hòn rất dễ làm và tỉ lệ thành công cao nên cứ mạnh dạn thử các Chị nhé.
Các Chị cần mua quả bồ hòn tây nguyên tách vỏ sẵn, Dung có bán, đặt mua tại đây nhé.
Gọi/zalo Dung: 0905 200 734